Dự báo nhu cầu than hoạt tính của thế giới tăng khoảng 10% - 25%/năm trong giai đoạn từ 2013 - 2018.
Hiện tại, ngành công nghiệp sản xuất than hoạt tính
của thế giới đạt khoảng 1,2 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu than
hoạt tính dự báo có thể đạt tới 1,9 triệu tấn trong năm 2016, 2,3
triệu tấn trong năm 2017 hay 3 triệu tấn trong năm 2018.
Than
hoạt tính được sử dụng để thanh lọc không khí, xử lý nước, y học, dược
phẩm cũng như trong ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống. Nhu cầu này
tăng lên là do mối quan tâm về các vấn đề sức khỏe, an toàn môi trường,
từ đó dẫn đến các quy định nghiêm ngặt về môi trường, đặc biệt là Châu
Âu, Mỹ và các quốc gia khác trên toàn cầu.
Tại Mỹ,
Cục Bảo vệ môi trường (EPA) đã đưa vào thực hiện các Tiêu chuẩn về hàm
lượng thủy ngân và khí độc (MATS) kể từ năm 2011 nhằm yêu cầu giảm thiểu
tối đa lượng thủy ngân thải ra từ nhà máy điện sử dụng than, công nghệ
nồi hơi và lò nung xi măng,...Sử dụng than hoạt tính có hiệu quả kinh
tế cao và là phương thức hiệu quả cho việc kiểm soát ô nhiểm và khí
thải. Theo MATS, trước năm 2016 lượng than hoạt tính dạng bột sẽ được
sử dụng tăng lên từ1,102 - 1,76 triệu tấn. Cũng có một dự án khác ở Mỹ
cần sử dụng từ 0,154 đến 0,198 triệu tấn than hoạt tính mỗi năm để phục
vụ cho các máy nước sạch đáp các tiêu chuẩn khử trùng theo quy định của
EPA. Ở Ấn Độ và Trung Quốc, thói quen sử dụng nước sạch, an toàn cho
sức khỏe ngày càng được đại đa số người dân thuộc tầng lớp trung
lưu của hai nước quan tâm.
Đặc biệt, sự kiện động đất, sóng thần tại Nhật Bản vào tháng 3/2011 đã tác động mạnh đến thị trường than hoạt tính.
Nhiều quốc gia lo ngại về bụi phóng xạ trong nước mưa làm ô nhiễm nguồn
nước, do đó đã làm tăng lên nhu cầu sử dụng than hoạt tính để lọc
nước; Đơn đặt hàng than hoạt tính tăng lên một cách đột biến,
dẫn tới nguồn than hoạt tính dự trữ trên thị trường Châu Á
thiếu hụt trầm trọng và phải mất nhiều tháng để trở lại mức
bình thường. Nhiều doanh nghiệp không mua được số lượng than hoạt tính từ các nước Châu Á như trước đó.
Indonesia,
Ấn Độ, Philippines, Malaysia và Srilanka là các quốc gia chính sản xuất
than hoạt tính từ than hoạt tính từ than gáo dừa. Năm 2012, Indonesia,
Philippines và Srilanka xuất khẩu 86.749 tấn than hoạt tính, tăng 6% so
với số lượng xuất khẩu năm 2011 (đạt 81.596 tấn). Sản lượng cung
cấp tương đối thấp so với nhu cầu sử dụng của toàn cầu.
Một
số quốc gia như Trung Quốc, Nhật bắt đầu tự sản xuất than hoạt tính từ
nguồn nguyên liệu thô mà họ nhập khẩu từ các quốc gia sản xuất dừa. Dẫn
đến lượng xuất khẩu than hoạt tính của Srilanka giảm 14,15%, từ 35.260
tấn trong năm 2011 xuống còn 30.271 tấn trong năm 2012, ngược lại xuất
khẩu than gáo dừa tăng lên 40%, từ 4.957 tấn lên 6.919 tấn. Theo số liệu
của Cơ quan Phát triển Dừa Srilanka, các nhà nhập khẩu than hoạt tính
chính như Đức, Trung Quốc, Hà Lan và Mỹ bắt đầu nghiên cứu đến sự gia
tăng của việc xuất khẩu than gáo dừa; Ví dụ như Đức nhập khẩu than gáo
dừa tăng gấp 03 lần (từ 42 tấn trong năm 2011 lên 126 tấn trong năm
2012) và cùng với sự tăng cường nhập khẩu than gáo dừa thì Đức đã giảm
33,7% lượng nhập khẩu than hoạt tính của Srilanka. Đức và Trung Quốc
nhập khẩu nguyên liệu thô sau đó sản xuất thành than hoạt tính có vẻ như
là lựa chọn tốt cho nền công nghiệp của hai quốc gia này. Các nhà xuất
khẩu và thương nhân kinh doanh than gáo dừa ở Indonesia cho rằng hầu hết
các sản phẩm của họ xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ được sản xuất thành
than hoạt tính.
Philipines xuất khẩu 30.488 tấn
than hoạt tính trong năm 2012, tăng lên 32,6% so với năm 2011 (đạt
22.986 tấn). Năm 2013, ước tính xuất khẩu sẽ tăng từ nguồn cung than nội
địa như là kết quả tốt cho ngành dừa trong năm. Tổng giá trị của than
hoạt tính ở Philipinnes trong năm 2011 là 36,63 triệu USD, năm 2012 quốc
gia này xuất khẩu 37.470 tấn than gáo dừa, tăng 52,1% so với năm trước
(đạt 24.632 tấn).
Năm 2012, Indonesia xuất khẩu
25.225 tấn than hoạt tính, tăng 5% so với năm 2011 (đạt 24.003 tấn),
trong năm giá xuất khẩu dao động ở mức thấp nhất là 1.150USD/tấn vào
tháng 10/2012 và cao nhất là 1.580USD/tấn vào tháng 01/2012, giá bình
quân trong năm là 1.403USD/tấn; Indonesia xuất khẩu sang 29 quốc gia,
chủ yếu là châu Á, các nhà nhập khẩu chính như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Srilanka và Trung Quốc. Srilanka mua than hoạt tính từ gáo dừa của
Indonesia để xuất khẩu sang các nước khác. Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu
than hoạt tính (từ than gáo dừa) của Indonesia là 35,4 triệu USD, tăng
5% so với năm 2011 (đạt 33,3 triệu USD).
Trong
năm 2011, Indonesia xuất khẩu 18.711 tấn than gáo dừa, tăng 7% so với
năm trước (đạt 17.517 tấn). Giá của than gáo dừa và than hoạt tính dao
động cùng chiều trong năm, mức giá cao vào tháng 11/2012 đạt 346USD/tấn,
thấp nhất là vào tháng 02/2012 giảm còn 152USD/tấn. Giá bình quân của
than gáo dừa trong năm 2012 là 227USD/tấn, cao hơn mức gia bình quân của
năm trước (210USD/tấn).
Năm 2012, than hoạt tính
của Srilanka xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ, đạt 10.619 tấn, chiếm 38,6%
tổng sản lượng than của nước này, giảm 8% so với năm 2011 (lượng than
xuất khẩu trong năm 2011 là 11.531 tấn). Kế đến là Nga, năm 2012 Nga
nhập khẩu 2.281 tấn, cao hơn 20% so với năm 2011. Một số quốc gia khác
cũng có tín hiệu tăng lượng nhập khẩu than từ Srilanka như Pháp (545%),
Myanmar (400%), Ukraine (161%) và Thụy Điển là 101%.
(Nguồn: APCC-tháng 4/2013)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét