1. Nguyên liệu sản xuất than hoạt tính: gáo dừa, chọn loại gáo già.
Gáo dừa Tam quan - Bình Định (Nơi nhiều dừa thứ 2 của Việt Nam)
2. Công nghệ sản xuất than hoạt tính: hoạt hóa bằng công nghệ lò quay có cánh đảo bên trong. Lò quay được thiết kế có thể than hóa và hoạt hóa gáo dừa thành than hoạt tính. Nhiên liệu được dùng là đốt ngoài, nhiệt độ hoạt hóa 800-9000C và tác nhân hoạt hóa là hơi nước. Cánh đảo có tác dụng múc than lên và dội than xuống làm tăng khả năng tiếp xúc hơi nước và than kéo dài đường đi của than trong lò.
Lò quay có ưu điểm hoạt hóa nhanh vì hơi nước và than đi ngược chiều nhau tiếp xúc hai pha khí rắn tốt. Năng xuất đạt cao hơn và sản xuất liên tục.
3. Quy trình than hóa
Gáo dừa thu hái phải là loại gáo dừa già, độ ẩm không quá 15%.
Đập gáo dừa thành mảnh nhỏ khoảng 3x5 mm. Sàn thu thu cỡ hạt.
Chuẩn bị lò: lò được gia nhiệt 400-5000C bằng cách đốt 1 bếp. Dùng xẻng cho gáo dừa đã chọn vào lò qua đường hộp khói. Một lò mỗi giờ vào ra 50kg. Lò quay 2-3 v/p, than đi qua lò mất 50-60 phút. Quá trình này gọi là quá trình than hóa.
4. Quy trình hoạt hóa:
Chuẩn bị lò: Đốt lò trước để đạt nhiệt độ, thấy nhiệt độ lên chậm phải tăng phun dầu. Khi đạt 8000C có thể nạp than vào lò. Trước đó lò hơi nước đã đốt sản đảm bảo áp suất quy định.
Sau khi kiểm tra thấy các điều kiện đạt mới cho than vào lò. Phản ứng hoạt hóa xảy ra như sau:
Cn + H2O = Cn-1 + H2 + CO – O
Phản ứng này thu nhiệt nên phải cấp nhiệt liên tục.
Phản ứng hoạt hóa xảy ra chậm. Tăng nhiệt độ 900-9500C để quá hoạt hóa xảy ra nhanh hơn.
- Nếu hoạt hóa chậm, độ thiêu đốt thấp than này có lỗ bé (đường kính lỗ từ 0.1 – 15 A0 )phát triển: than này hấp phụ khí tốt.
- Nếu hoạt hóa nhanh, nhiệt độ cao than này có lỗ trung (đường kính lỗ từ 15 – vài trăm A0 ) phát triển và có khả năng tẩy màu.
- 3 loại lỗ này thông với nhau như một hệ thống đường giao thông chằng chịt trong thể tích than và tạo ra độ xốp.
Theo Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét